Cùng Organic Viejoy Farm Việt Nam tìm hiểu cách làm phân đạm cá vừa nhanh, vừa không mùi hôi tại nhà nhé.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị thùng 20-100 lít để đụng dung dịch đạm cá, có nắp đậy để hạn chế mùi hôi trong quá trình xử lý ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Chuẩn bị 20-25kg phế phẩm cá được thu gom hoặc có sẵn tại gia đình như vây cá, xương cá, đầu cá, …) Nếu nguyên liệu là cá nguyên con thì cần 10-15kg
Chuẩn bị 500ml mật rỉ đường là thức ăn cho vi sinh vật trong thời gian ủ, góp phần thúc đẩy thời gian ủ cũng như tăng chất lượng thành phẩm
Chuẩn bị 200g Trichoderma hoặc các chế phẩm vi sinh vừa giúp tăng tốc độ phân hủy cá, vừa khử mùi hôi. Khi được phối trộn với cá tươi, các vi sinh này sẽ ức chế và tiêu diệt hoạt động của vi sinh vật gây hại. Các chế phẩm vi sinh còn có vai trò quan trọng cho đất và cây trồng.
2 quả dứa hoặc 2 quả đu đủ xanh để cung cấp thêm Enzyme hỗ trợ cắt protein giúp cá phân hủy nhanh.
Sử dụng nước máy để thoáng trong 2-3 ngày để bay hơi chất khử clo hoặc dùng nước mưa đã lắng.
Bộ lưới lọc để chiết xuất dịch cá.
2. Các bước thực hiện
Trộn đều cá tươi hoặc phế phẩm cá với dứa hoặc đu đủ xanh đã cắt nhỏ, sau đó cho vào thùng chứa.
Thêm 200g chế phẩm vi sinh và 500ml mật rỉ đường, rồi đảo đều các nguyên liệu, phủ lên một lớp vật liệu màu đen để hạn chế ánh sáng trực tiếp.

Sau 7-10 ngày ủ thì đổ nước ngập lên hỗn hợp trên.
Kiểm tra thùng ủ mỗi tuần 1 lần, sau 2-3 tuần thì nên kiểm tra vài ngày một lần, đề phòng trường hợp khí có tích tụ hay không. Khi nhận thấy hỗ hợp bắt đầu sản sinh nhiều khí, bạn nên khuấy hỗn hợp mỗi tuần một lần.
Sau khi ủ khoảng 30-40 ngày, cá phân rã hết, phân cá lắng thành 2 lớp là dùng được. Để sử dụng dịch đạm cá tự chế, hãy lọc sạch các mẫu cá còn sót lại. Vì dung dịch rất đậm đặc nên bạn cần pha loãng tùy theo diện tích và nhu cầu sử dụng cho từng loại cây để tiến hành tưới cho vườn.
3. Lưu ý khi ủ phân đạm cá
- Nếu bạn sử dụng cá nước mặn để ngâm ủ thì cần lưu ý rửa sạch muối, tránh ức chế vi sinh vật phân hủy.
- Nên chọn cá và các phế phẩm từ cá tươi, vì cá ươn có chứa nhiều vi sinh vật lên men thối, vừa tạo mùi hôi, vừa giảm chất lượng dung dịch đạm thành phẩm
- Chỉ nên đổ nguyên liệu đầy 2/3 bình ủ, để phần còn lại chứa hơi sinh ra trong quá trình lên men. Do đó, trên nắp hoặc tấm phủ cần có các lỗ nhỏ để thoát hơi.
- Những mảnh vụn, mẩu cá còn sót lại đừng nên bỏ đi, đổ thêm nước vào xô và bắt đầu lại quy trình ủ trên. Thường những vật liệu đã qua sử dụng có thể dùng tới khoảng 2-3 lần.
4. Các vấn đề thường gặp khi ủ đạm cá tại nhà
- Thời gian ủ lâu, chất lượng kém
Nếu bạn ủ đạm cá theo phương pháp truyền thống, không sử dụng chế phẩm vi sinh, thì thời gian ủ khá lâu, khoảng nửa năm, mới ra thành phẩm để sử dụng được. Thành phẩm cũng thường không đảm bảo chất lượng do lượng axit amin chưa được chuyển hóa tối đa.
Bạn nên sử dụng thêm các chế phẩm vi sinh để tạo ra môi trường phát triển tốt nhất, giúp các axit amin có điều kiện chuyển hóa tối đa, ra thành phẩm chất lượng cao trong thời gian ngắn hơn.

- Ủ tạo mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Phương pháp ủ truyền thống tạo ra mùi tanh nồng lần mùi thối và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như cuộc sống sinh hoạt của gia đình. Nguyên nhân là trong phân cá có nhiều khí độc tạo thành trong quá trình phân rã cá như H2S – Hydro Sunfide (Mùi trứng thối) và các dẫn xuất khác của ammoniac (mùi khai)
Sử dụng Trichoderma hoặc các chế phẩm vi sinh hiện hành trên thị trường có thể khử mùi hôi, cũng như thúc đẩy quá trình ủ nhanh hơn và chất lượng dung dịch đạm cá cũng cao hơn bình thường.
Bạn có thể tìm hiểu thêm Phân bón Hữu Cơ của Organic Viejoy Farm, sản xuất từ phân gà với lượng đạm cao, tốt cho môi trường, tăng cường sức đề kháng cho cây và phòng trừ sâu bệnh rất tốt.

Follow Fanpage của Organic Viejoy Farm Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích.