Với xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ phổ biến hiện tại, phân bón đạm cá đang ngày càng được ưa chuộng, bởi sự đa dạng và cân bằng trong cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng cà an toàn cho người sử dụng lẫn môi trường đất.

Hãy cùng Organic Viejoy Farm Việt Nam tìm hiểu chi tiết về công dụng của đạm cá và cách sử dụng cho từng loại cây trồng riêng biệt bạn nhé!
1. Đạm cá là gì?
Phân bón đạm cá là loại phân được sản xuất từ những thành phần của cá bị loại bỏ như đầu, xương, vây, cá chết, … sau quá trình ủ lên men sẽ tạo thành phân bón, thường có dạng lỏng nên được gọi là dung dịch dưỡng hữu cơ.

Phân đạm cá có chứa rất nhiều axit amin, đạm, khoáng chất, lân, kali và các loại vitamin, … Tuy vậy, để đưa vào sử dụng cho cây trồng, nguyên liệu cần trải qua nhiều quá trình chế biến cũng như thêm bới các hợp chất phụ gia để tạo thành thành phẩm cuối giúp cây dễ dàng hấp thụ. Về cơ bản, loại phân bón này cung cấp gần như cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cây trồng.
2. Thành phần dinh dưỡng chính của đạm cá
Hầu hết các loại phân đạm cá đều có tỷ lệ NPK tương đương khoảng 4:1:1, chủ yếu ở dạng Axit Amin, vi sinh vật có lợi cho đất, vitamin A, vitamin D, nhóm vitamin B và đạm hữu cơ cao. Đặc biệt, trong đạm cá có chứa tới 17 loại Axit Amin thiết yếu cho cây trồng.

Với các thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, nên đạm cá còn được gọi với tên phân đạm hữu cơ. Tuy vậy, thành phần của nó còn chứa cả các nguyên tố trung – vi lượng như Canxi, Magie, Mangan, …
3. Các tác dụng của phân đạm cá
3.1. Đạm cá cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng
Phân đạm cá chứa nhiều dinh dưỡng đa dạng từ đa lượng, trung lượng đến vi lượng, đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Bên cạnh đó, lượng khoáng chất và vitamin trong phân cá còn giúp cây tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ rễ phát triển mạnh, từ đó cung cấp dinh dưỡng cân đối, so với phân đơn dễ khiến cây bị mất cân bằng dưỡng chất.
3.2. Giúp quá trình ra hoa, đậu trái diễn ra nhanh hơn
Với thành phần chính là 17 các dạng axit amin, giúp thúc đẩy quá trình thụ phấn, kéo dài thời gian sống của hạt phấn, tăng khả năng đậu quả, hạn chế tình trạng quả hỏng, quả rụng. Đặc biệt là những loại cây trồng có khả năng tự thụ phấn như: tiêu, cà phê, ca cao, … Vì vậy, trong iai đoạn ra hoa kết quả, người nông dân nên bổ sung thêm đạm cá để đạt được năng suất cao nhất.
3.3. Giúp cây hất thụ dinh dưỡng tốt hơn, giảm thiểu chi phí canh tác
Trong quá trình ủ, các chất dinh dưỡng được phân giải thành các axit amin dễ hấp thụ mà không cần trải qua quá trình chuyển hóa trong lòng đất. Đây là ưu điểm của đạm cá vì rất thích hợp để bón thúc hay khi rễ cây đang bị tổn thương, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Vì tính chất đó, phân cá được cây sử dụng nhanh và dễ dàng nên người nông dân có thể bón phân qua lá giúp tăng khả năng hấp thụ, bởi đạm cá không bị bay hơi, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra, các axit amin trong phân cá còn liên kết với các dưỡng chất kim loại khác như Mangan, Kẽm, Sắt, … giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ một cách tốt nhất và hạn chế bị thất thoát. Đồng thời còn làm rút ngắn quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên các cơ quan khác của cây.
3.4. Tăng cường sức đề kháng cho cây trồng
Trong Axit Amin của đạm cá có chứa lưu huỳnh, giúp tăng rõ rệt khả năng kháng bệnh của cây trồng đối với một số loại nấm bệnh. Cung cấp Axit Amin còn làm giảm tác động của ấu trùng và trứng tuyến trùng so với đối chứng.
Ngoài ra, các Axit Amin như lysine, proline và serine tăng sự phát triển của cây trồng và khả năng chống chịu stress. Proline là một Axit Amin quan trọng bảo vệ cây khỏi các stress phi sinh học như nhiễm mặn, hạn hán và giá lạnh.
Chế phẩm đạm cá có chứa Axit Amin như cysteine, taurine, … giúp cây có khả năng giải độc đối với một số loại hóa chất, hạn chế tác hại của phân vô cơ và thuốc Bảo vệ thực vật, giúp cây tạo sắc tố diệp lục.
3.5. Đạm cá giúp cải thiện cấu trúc đất
Phân đạm cá còn giúp cải thiện hệ vi sinh vật giúp đất tơi xốp, giảm thoái hóa, bạc màu, … từ đó tăng khả năng giữ nước, ẩm và dưỡng chất cho đất. Cysteine có trong đạm giúp cải thiện sự viêm nhiễm, tái tạo cây trồng già nua và cây kém phát triển.
Duy trì sử dụng phân hữu cơ một thời gian sẽ tạo ra số lượng lớn giun giúp đất đai tơi xốp, cải tạo hệ sinh thái, tăng độ màu mỡ cho đất. Cùng với đó, sản phẩm này còn làm cho các nguyên tố dinh dưỡng khó sử dụng được trong đất thành dạng dễ hấp thụ, tăng độ phì nhiêu đáng kể.
Ngoài ra, lượng axit hữu cơ trong phân đạm có tác dụng trong việc điều chỉnh độ pH của đất.
Ở phần sau, Organic Viejoy Farm Việt Nam sẽ chia sẻ thêm cho các bạn về hướng dẫn sử dụng đạm cá chi tiết cho từng cây trồng, các dạng phân đạm cá hiện nay đang có tại thị trường và cách tự ủ phân đạm cá tại nhà nhanh, hiệu quả và không mùi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm Phân bón Hữu Cơ của Organic Viejoy Farm, sản xuất từ phân gà với lượng đạm cao, tốt cho môi trường, tăng cường sức đề kháng cho cây và phòng trừ sâu bệnh rất tốt.

Follow Fanpage của Organic Viejoy Farm Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích.